Bài 11: Tìm Hiểu Về Thanh Cánh Cửa Đi Trượt
Thì sau khi chúng ta đã học về khung bao cửa trượt rồi thì bài này mình sẽ thông tin về cánh cửa đi trượt để các bạn tìm hiểu. Để các bạn không bị nản và cảm thấy nhàm chán hay cảm thấy vô bổ thì mình xin nói lại một lần nữa về sự quan trọng trong phần học thanh nhựa uPVC này.
Phần học này rất quan trọng, nếu các bạn bâng quơ về nó thì các bạn chỉ dừng lại ở chỗ là chỉ biết nghề thôi. Vì sao mình lại nói phần này rất quan trọng. Thì như mình đã nói thì thanh nhựa uPVC có rất là nhiều loại nếu các bạn không biết cách phân biệt và chú ý về phần kích thước thì tay nghề của các bạn chỉ là một phần nhỏ. Khi các bạn nắm rõ phần này thì các bạn có thể làm được tất cả các loại cửa từ các hãng thanh nhựa khác nhau mà không cần phải học mới làm được mà ta chỉ cần nhìn mặt cắt là cũng biết làm, và còn hơn nữa là các bạn có thể làm được cả các loại vật liệu khác như nhôm, sắt... Nói chung các bạn cố gằng. Mình cũng không miên man đi lạc hướng nữa.
Thì bài này mình nói về thanh cánh cửa đi trượt. Cửa đi trượt nhé các bạn nhớ có kẻo nhầm lẫn sang cửa đi mở ra vào. Thì nói về cánh cửa đi trượt các bạn cũng biết nó dùng để làm gì rồi, tuy nhiên vẫn làm cho cửa sổ trượt được nhé các bạn có điều giá thành nó sẽ đội lên vì cánh cửa đi trượt to hơn cửa sổ trượt, nhưng trong một số trường hợp khung cửa sổ có kích thước quá khổ thì ta nên làm cho cửa sổ để tăng cường độ cứng. Thì sau đây là mặt cắt của cánh cửa đi trượt hãng Sparlee.
Nó có mã thanh nhựa là SF92 và các bạn biết SF là ký hiệu dành riêng cho loại nào rồi đó. Nếu các bạn không nhớ thì đọc lại bài 9: Tìm hiểu về thanh cánh cửa sổ mở ra vào giúp mình nhé. Thì ở cửa trượt thì hâu như cái gì cũng khác biệt từ kích thước bản rộng khung bao, đến bản rộng của cánh. Các bạn có biết vì sao bản cánh cửa trượt lại là 42 mỏng hơn cánh cửa đi hay cửa sổ mở ra vào là 60 không. Lý do thì như sau, ở bài 10 về khung bao cửa trượt thì cánh nó sẽ nằm lên phần khung bao đó, nằm lên 2 cái ray mà mình có nói ở bài trước, nếu cánh mà dày quá thì không thể trượt do 2 cánh 2 bên sẽ vướng vào nhau, còn để làm cánh dày lên thì khung bao phải to lên nữa. Tuy nhiên khung bao to lên thì sẽ không đồng bộ một sản phẩm cho một căn nhà. Là ví dụ như tường 10cm cái thì dư 4cm cái thì đủ 10cm như thế thì cũng hơi buồn cười.
Các bạn chú ý tiếp giúp mình các con số 92 và 76 khi ta lầ 92mm trừ đi 76mm thì cái hèm trên nó là 16mm. Sao mình lại nói về các con số này thì các con số này nó liên quan đến phần tính kính, tính nẹp khi ta chỉ cần có kích thước của cái ô chờ hoàn thiện. Thì ở khung bao cửa đi hay cánh cửa đi mở ra vào các hèm này tất cả đều là 20mm. Các bạn xem lại các bài 6 đến bài 9 và tính thử nhé. Chỉ riêng ở cửa trượt thì nó là 16mm (đây là mình nói về Sparlee nhé, không nói thanh nhựa hãng khác). Thì cái này mình mong các bạn nhớ kỹ giúp mình nó sẽ ứng dụng vào sản xuất và vẽ thiết kế... Và sau đây là hình ảnh có những ghi chú mà mình cần các bạn lưu ý và ghi nhớ.
Thì như hình mình họa và có đánh các con số chỉ những phần mà sau này khi các bạn sản xuất sẽ phải làm. Thì cái số 1 nó là rãnh để đóng cái chân nẹp kính vào đó. Thì nẹp kính là cái gì thì các bạn cũng sắp học tới nó rồi. Cái số 2 mình chắc cũng không cần nói lại nữa, nếu bạn quên thì quay lại đọc bài khung bao cửa trượt giúp mình nhé. Số 3 cũng thế nhé, còn cái số 4 là bạn muốn thoát nước từ cái khoang đó ra thì bạn phải khoan từ dưới lên như đường gạch đó mình chỉ ấy. Tại sao phải khoan từ dưới đó lên mà không khoan ngay bên hông khoang đó? thì mình cũng nói luôn với các bạn như sau: Nó là cánh cửa nếu bạn khoan bên hông thì chắc chắn sẽ thấy cái lỗ thì có cái xấu không, ở dưới thì chúng ta không thể thấy mà nước vẫn thoát ầm ầm. Ở bài này xuất hiện cái rãnh bắt phụ kiện thì mình cũng nói luôn với các bạn thì tất cả các loại cánh của cửa nhựa lõi thép uPVC đều có rãnh này nhé. Rãnh này dùng để bắt các phụ kiện vào đó như khóa, bản lề... Còn cái số 6 là cái chúng ta chèn ron lông để tăng cường độ kín khít, và để cửa êm hơn khi trượt. Thì cái Ron lông như thế nào các bạn sẽ được biết ở bài sau. Cái số 7 là rãnh chèn ron cao su thì hầu như gần hết thanh nhựa nào cũng có cái rãnh này để chèn ron. Có thanh thì 2 rãnh như cánh cửa đi và cửa sổ mở ra vào, 1 rãnh thì chỉ có ở cửa trượt. Dưới đây mình lấy tạm một hình ảnh thực tế về cánh cửa đi trượt của hãng Shide được sản xuất tại Việt nam.
Thì để dễ hiểu và hiểu chắc chắn hơn khi đọc bài này rồi các bạn xem lại mặt cắt của các bài trước để nghiên cứu lại nhé. Cho nhớ rõ và hiểu hơn. Thì bài này mình xin kết thúc tại đây, mọi thắc mắc các bạn vui lòng conment bên dưới. Cám ơn các bạn.