Hướng dẫn cách lắp, cách chỉnh tay co thủy lực
Chào các bạn, tiếp tục với seri hướng dẫn lắp đặt về phụ kiện cửa. Thì hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn các bạn các lắp đặt tay co thủy lực, và cách chỉnh chọt tay co thủy lực một cách đầy đủ và chính xác nhất. Và sau đây chúng ta sẽ vao luôn vấn đề.
Dụng cụ lắp tay co thủy lực
Để lắp đặt tay co thủy lực thì bạn cần chuẩn bị các dụng cụ dưới đây. Những dụng cụ này sẽ hỗ trợ khi lắp đặt cũng như chỉnh tay co thủy lực.
- Tô vít bạn cần có tố vít 2 cạnh và 4 cạnh.
- Khoan tay hoặc khoan điện: Nếu cửa nhà bạn là cửa bằng kim loại thì bạn cần phải có khoan tay.
- Ốc vít cố định tay co: Thường thì trong tay co sẽ có ốc đi kèm, tuy nhiên một số loại lại không có, hoặc là cửa bạn là cửa kim loại bạn cần một loại ốc vít tự khoan. Bạn nên chuẩn bị vít đầu bằng tự khoan 3 - 4mm và dài 2.5 - 3.5cm.
- Cờ lê 12 hoặc mỏ lết là tốt nhất do có thể một số hãng ốc sẽ không phải 12.
Cách lắp tay co thủy lực
Đối với lắp tay co thủy lực thì tôi sẽ chia ra 3 trường hợp tương ứng với 3 cách lắp. Tại sao lại có 3 trường hợp đó chính là có cửa mở vào trong và cửa mở ra ngoài và cấu tạo của khuôn bao cửa. Và dưới đây là hình ảnh thông số kích thước của tay co thủy lực sử dụng để hướng dẫn bạn lắp.
Cách 1: lắp đặt tay co thủy lực cho cửa mở vào
Cách 1 sẽ ứng dụng cho việc lắp đặt tay co nằm bên trong với cửa mở vào trong, và nằm bên ngoài đối với cửa mở ngoài. Nếu trường hợp cửa mở trong bạn muốn lắp mặt ngoài, hay cửa mở ngoài lắp vào trong thì hãy tham khảo các trường hợp bên dưới. Xem hình ảnh bên dưới để đảo chiều tay co phù hợp với hướng mở bên trái hoặc bên phải.
Bước 1: Lấy dấu bắt vít
Khi bạn mua tay co thủy lực, thì trong mỗi hộp đều có hướng dẫn vị trí lắp. Bạn có thể dựa trên hướng dẫn này để lấy dấu, hoặc bạn có thể tham khảo hình minh họa bên dưới.
Bước 2: Khoan mồi vị trí vặn vít
Sau khi đã lấy được dấu của vị trí các con vít thì tiếp đến là bạn khoan mồi các vị trí này. Khoan mồi thì bạn sẽ dùng mũi khoan có đường kính nhỏ hơn đường kính vít để khoan. Hoặc bạn có thể bắn trực tiếp vít vào mà không cần khoan mồi, nếu bạn có kỹ thuật tốt. Lưu ý đối với cửa bằng chất liệu nhựa, gỗ thì bạn dùng vít đầu nhọn, còn cửa kim loại bạn dùng vít có đầu tự khoan.
Bước 3: Bắn giữ cố định tay co vào cửa
Sau khi đã khoan mồi thì tiếp theo là bạn sẽ sử dụng vít để siết giữ cỗ định tay đòn, hộp thủy lực vào cửa. Ở bước này bạn nên tháo rời tay đòn ra làm 2, và rời khỏi hộp thủy lực như hình minh họa bên dưới.
Bước 4: Lắp phần còn lại của tay đòn vào hộp thủy lực
Tiếp đến bạn sẽ gắn phần còn lại của tay đòn vào hộp thủy lực. Bạn xem hình minh họa bên dưới để dễ hình dung hơn về bước này.
Bước 5: Gắn cố định tay đòn
Tiếp đến là sẽ gắn cố định 2 phần tay đòn lại với nhau. Ở bước này thì bạn lưu ý chỉnh phần tay đòn trên khung thẳng góc 90 độ và chiều dài khớp với trục giữa 2 tay đòn. Để chỉnh thì bạn nhả lỏng con ốc giữ cố định chiều dài tay đòn. Sau khi nhả lỏng thì bạn có thể vặn ra vào để tay đòn dài ra hoặc ngắn lại khớp với trục giữa 2 tay đòn. Để dễ hình dung thì bạn vui lòng xem hình minh họa.
Sau khi hoàn thành bước 5, là bạn đã lắp đặt thành công tay co thủy lực cho cửa mở vào trong, đễ dễ hình dung thì bạn có thể kéo xuống dưới để xem video hướng dẫn cách lắp. Tiếp đến thì sẽ đến phần hướng dẫn điều chỉnh tốc độ đóng mở của tay co. Bạn có thể kéo xướng dưới để xem phần hướng dẫn phần điều chỉnh này.
Cách 2: lắp đặt tay co thủy lực cho cửa mở ngoài
Cách 2 này là ứng dụng cho trường hợp cửa mở ra ngoài mà bạn muốn lắp tay co bên trong, hoặc là cửa mở vào mà bạn muốn lắp ngoài. Đối với cách 2 này sẽ có 2 phương án lắp để bạn lựa chọn để phù hợp với cấu tạo của cửa.
- Phương án lắp số 1: Phương án này thì thường ứng dụng ở mặt mà bạn lắp tay co phần khung và cánh gần như là cùng mặt phẳng, hoặc là khoảng cách mặt khung, và mặt cánh cửa quá ít sát nhau.
- Phương án lắp số 2: Phương án này thì thường sẽ ứng dụng cho mặt phẳng khung và cánh cửa không đều nhau có khoảng cách lớn. Như là khung bao dày 20cm, mà cánh dày 5cm, thì khoảng cách mặt phẳng khung và cánh lên tới 15cm.
Về các bước lắp đặt thì cũng sẽ tương tự như ở trên, chỉ khác nhau ở vị trí lắp và hướng lắp. Sau đây là hướng dẫn các bạn lắp đặt cho cách 2 và áp dụng cho cả 2 phương án.
Bước 1: Lấy dấu vị trí lắp
Vị trí lấy dấu thì bạn có thể xem trên giấy hướng dẫn, hoặc nếu trên giấy không có cho các phương án ở cách số 2 này thì bạn có thể ứng dụng phương pháp tính toán như bên dưới.
Như ở hình minh họa số 2 bên trên là các thông số lấy dấu minh họa. Hình số 7 và số 8 cũng là hình minh họa có thông số cho 2 phương án đang hướng dẫn. Thì bạn có thể lấy các con số trong hình số 7 và số 8 so hoặc trừ đi các con số hình số 2 sẽ ra các con số chênh lệch. Từ con số chênh lệch này bạn sẽ cộng hoặc trừ vào thông số trên giấy của nhà sản xuất tay co bạn đang lắp thì sẽ ra được vị trí lấy dấu phù hợp với tay co bạn dùng.
Đối với phương án lắp số 1 thì hộp thủy lực sẽ được gắn trên khung bao, và tay đòn lắp vào phần cánh. Vị trí lấy dấu cho phương án này thì cũng giống cách lắp 1 chỉ khác nhau là vị trí của hộp thủy lực ở khung bao và tay đòn ở cánh. Bạn có thể xem hình minh họa bên dưới và so sánh với hình 2 bên trên để dễ hình dung hơn.
Đối với phương án lắp số 2 thì hộp thủy lực được gắn vào cánh, phần tay đòn sẽ nằm dọc theo cánh và không gắn trực tiếp vào khung mà sẽ vào 1 cái ke hoặc pát. Kích thước về vị trí lấy dấu lắp cho phương án này cũng thường có trong giấy hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất. Tuy nhiên có một số trường hợp không có thì bạn có thể so sánh bằng phương pháp tính toán chênh lệch và lấy dấu theo loại ke bạn dùng.
Bước 2: khoan mồi vị trí lắp vít
Bước số 2 thì cũng tương tự như ở cách lắp số 1 cũng khoan mồi các vị trí đã lấy dấu. Đối với phương án lắp số 2 thì có phần khác ở phần cố định tay đòn vào ke. Nên khoan mồi các lỗ vít theo loại ke bạn sử dụng để gắn cho phương án 2.
Bước 3: Bắn giữ cố định tay co thủy lực
Sau khi đã hoàn thần bước 2, thì tiếp đến bạn bắn giữ cố định tay co thủy lực tương tự như bước số 3 ở cách lắp 1.
Bước 4: Lắp đặt phần còn lại của tay đòn
Bước 4 ở cách lắp 2 này cũng tương tự như bước 4 ở cách lắp 1, bạn có thể kéo lên để tham khảo nếu không nhớ.
Bước 5: Gắn có định tay đòn
Ở phần cố định tay đòn với phương án 1 thì sẽ tương tự như ở cách lắp 1. Chỉ có phương án 2 là có phần khác ở góc độ. Thì phần tay đòn ở phương án 2 thì sẽ song song với cánh cửa, 2 phần tay đòn cũng song song với nhau. Bạn có thể xem các hình minh họa bên dưới để dễ hình dung hơn cho 2 phương án ở cách lắp 2 này.
Như vậy là bạn đã nắm được cách lắp đặt thứ 2 cho tay co thủy lực. Bạn có thể xem video hướng dẫn về các cách lắp cũng như các trường hợp khi lắp ở Video dưới đây để dễ hình dung hơn.
Cách điều chỉnh tốc độ tay co thủy lực
Sau khi lắp đặt xong thì tiếp đến sẽ là cách chỉnh tốc độ cho tay co thủy lực. Phần chỉnh này bao gồm việc chỉnh tốc độ đóng, tăng lực hoặc giảm lực đóng. Thông thường trên tay co sẽ có 2 tốc độ tương ứng với 2 con ốc. Để chỉnh thì bạn sử dụng tô vít dẹt và chỉnh theo nguyên lý của 2 con ốc dưới đây. Lưu ý khi chỉnh, thì vặn vít từ từ không quá 1/4 1 vòng tròn.
- Vít Speed ký hiệu là số 1, hoặc S tùy theo nhà sản xuất: Vít này thường chỉnh tốc độ cho góc cửa khi mở lớn hơn 150, và góc này có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tùy theo nhà sản xuất hay loại. Vít này thường ứng dụng tốc độ đóng nhanh hay chậm ở góc rộng.
- Vít Latching ký hiệu số 2 hoặc L tùy theo hãng sản xuất: Vít này thường chỉnh tốc độ, lực cánh cửa khi đóng vào. Nếu cửa đóng kêu ầm ầm, đóng mạnh hoặc cửa khép không kín thì chỉnh con vít này.
Đó là phần hướng dẫn điều chỉnh tốc độ tay co thủy lực, cùi chỏ hơi sau khi lắp đặt xong. Và để nắm tốt hơn về cách chỉnh này thì bạn hãy xem video hướng dẫn ở trên.
Đó là tất cả nội dung hướng bạn cách lắp đặt, cách chỉnh tay co thủy lực. Nếu bạn có nhu cầu mua tay co thủy lực xin vui lòng liên hệ đến Hotline, hoặc xem giá các sản phẩm do NNM GROUP cung cấp tại Menu của Website.