Bài 6: Tìm Hiểu Về Khung Bao Cửa Đi Mở Quay Ra Vào
Chào tất cả các bạn đến series học về các thanh nhựa uPVC. Ở bài này mình xin giới thiệu về khung bao cửa đi mở ra vào.
Thì sau đây mình xin giới thiệu thanh nhựa uPVC dùng để sản xuất khung bao cửa đi mở quay ra vào. Ở bài 2 mình có nói qua về cấu tạo của cửa uPVC thì có lẽ các bạn cũng biết khung bao cửa đi nó nằm ở chỗ nào rồi đúng không, nếu các ban không nhớ thì có thể xem tại cấu tạo cửa nhựa lõi thép. Thì sau đây mình chỉ tập trung vào giới thiệu và nói đến sự khác nhau của các khung bao cho các bạn hiểu về nó. Còn để làm ra khung bao của đi thì mình sẽ hướng dẫn ở mục sản xuất các bạn nhé.
Khung bao hay còn gọi là khuôn cửa có chức năng giữ cánh cửa và cánh cửa đó có thể đóng mở trực tiếp trên nó. Mỗi một loại vật liệu làm cửa thì có một khung bao riêng phù hợp với loại cửa đó chứ không phải cái nào cũng cũng có thể làm cho nhau. Ở đây chúng ta đang học về cửa nhựa uPVC thì chúng ta chỉ nói về nó, mình cũng không lan man thêm nữa. Thì ở cửa nhựa lõi thép Cửa đi mở ra vào có một khung bao riêng, cửa sổ mở cũng có một khung bao riêng, và cửa sổ trượt hay cửa đi trượt cũng thế, nên các bạn chú ý kẻo nhầm lẫn. Thì sau đây mình lấy tạm một mặt cắt khung bao cửa đi của dòng sản phẩm thanh nhựa uPVC có nhãn hiệu Sparlee để các bạn có thể hình dung về nó, và thanh Sparlee cũng là dòng sản phẩm thông dụng nên các bạn làm ở công ty nào thì cũng đụng đến thanh nhựa có nhãn hiệu này.
Thì đây chính là mặt cắt ngang của cái cây khung bao cửa đi mở quay ra vào, thì ở phần học về thanh nhựa uPVC này thì mình cần các bạn nhớ về hình dạng của nó là chữ L hay cái gì đó để khi các bạn nhìn vào thanh nhựa thì có thể nhận ra ngay. Thứ 2 nữa là mình các bạn nhớ các con số có trong hình. Các con số này rất quan trọng nó giúp các bạn tính toán để cắt ra cánh và ứng dụng vào cái khác nữa thì sau này các bạn sẽ biết, còn bây giờ thì các bạn ghi nhớ 2 điều vừa trên giúp mình là được, để những bài sau mình không phải lập lại nhiều lần.
Đây hình thực tế nó là như thế này các bạn nhìn và so sánh với hình mặt cắt bên trên nhé. Nó cũng đơn giản thôi, vậy mình xin tạm dừng để tiếp tục qua loại khác.
Comments are closed.