Bài 12: Tìm Hiểu Thanh Cánh Cửa Sổ Mở Trượt

Như ở Bài 11 chúng ta tìm hiểu về thanh cánh cửa đi mở trượt để tiếp tục và dễ hiểu hơn nên ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về thanh cánh cửa sổ mở trượt.

Cánh cửa sổ mở trượt cũng tương tự như cánh cửa đi mở trượt thôi, chỉ khác nhau ở kích thước bản rộng. Cánh cửa sổ mở trượt sẽ có kích thước nhỏ hơn.  Các bạn có thể xem kích thước mặt cắt của nó qua hình ảnh và xem video về thanh cánh cửa sổ trượt.

Mặt cắt cánh cửa sổ trượt Sparlee
Mặt cắt cánh cửa sổ trượt Sparlee

Từ hình ảnh và Video các bạn có thể nhận biết được thanh cánh cửa sổ trượt rồi phải không? Như vậy thì mình cũng không cần phải mô tả chi tiết về nó nữa mà mình sẽ nói đến công dụng của nó.

Công dụng thì đúng như với tên gọi của nó là thanh cánh cửa sổ trượt. Được sử dụng cắt ra và hàn lại làm cánh cửa sổ trượt. Cũng như các thanh cánh loại khác đều phải luồn ron cao su, luồn lõi thép, chỉ khác ở chỗ là có chèn ron lông. Ron lông là gì thì các bạn có thể search trên google để biết thêm hoặc trong các bài viết sắp tới mình sẽ giới thiệu về nó. Dưới đây là hình ảnh chi tiết ghi chú một số cái các bạn cần để ý để sau này khi sản xuất còn biết đường mà làm.

Hình ảnh chi tiết về thanh cánh cửa sổ trượt
Hình ảnh chi tiết về thanh cánh cửa sổ trượt

Sau đây mình xin giới thiệu chi tiết về các ghi chú cho các bạn.

  1. Rãnh chèn ron lông: Khi sản xuất sau khi thanh nhựa được cắt ra theo thông số của cửa thì cái này bạn sẽ chèn trước khi các thanh đứng và thanh ngang liên kết (hàn) với nhau. Cái này thì thanh ngang cánh nào cũng phải chèn, còn thanh đứng sẽ có thanh chèn thanh không. Tại sao lại như thế thì mình sẽ giải thích ở một bài viết liên quan bạn sẽ hiểu hơn.
  2. Rãnh chèn ron cao su: Không giống với thanh cánh cửa đi mở ra vào hay cánh cửa sổ ra vào là có 1 rãnh chèn ron cao su. Tai sao có 1 rãnh thì do nó là cửa trượt không phải là cửa mở có hình dạng chữ T mà có 2 rãnh này. Ở cửa trượt thì chúng ta có thể chèn ron cao su trước được.
  3. Khoang luồn lõi thép: Khoang luồn lõi thép khá bé nên lõi thép của cánh cửa trượt có hình dạng chữ U. Lõi thép cho thanh cánh này có mục đích chính là làm tăng cứng và giữ thanh khóa chuyển động.
  4. Rãnh chên nẹp kính: Ở khung bao cửa đi, cửa sổ mở ra vào, hay các loại thanh cánh đều có rãnh này. Mục đích đễ giữ cây nẹp kính.

Trên đây là bài viết giới thiệu về thanh cánh cửa sổ trượt để tìm hiểu các loại thanh khác các bạn có thể tìm hiểu theo danh mục Nguyên Liệu > Thanh Nhựa có tại menu của website.

Bài 1: Cửa nhựa lõi thép là gì

Bài 11: Thanh cánh cửa đi trượt

Minh Nguyễn

Tư vấn - Lắp đặt khóa điện tử, phụ kiện cửa nhôm cao cấp Bogo Draho.

7 thoughts on “Bài 12: Tìm Hiểu Thanh Cánh Cửa Sổ Mở Trượt

  • E muốn nhờ a giúp cách làm cửa di mở quay 4canh kiểu âm dương. Sử dụng 2thanh Z, T và cách trừ . Mong a giúp e nhe a

    • Như bạn hỏi thì mình biết bạn cũng đã biết cách tính ra cánh của chiều cao rồi. Còn cánh âm dương sẽ hơi khác một xíu, đó chính là ở chỗ phần âm dương 2 cánh sẽ ngậm vào nhau khoảng 1.8cm, nếu để khe hở 2ly. Vì cái hèm cánh ngậm là 2cm. Để tính bạn vẫn chia như bình thường sau đó mỗi cánh bạn + lên 9ly nữa là ok. Ví dụ: Như kích thước chiều ngang là 2000mm, khung bao bạn sử dụng là khung 70 và mặt nhỏ là 50, hoặc khung 60 mặt nhỏ 40. Cánh ngậm 8ly thì khung 70 còn 42mm một bên, khung 60 còn 32mm một bên. Khe hở ở giữa 4 cánh là 8mm thì bạn sẽ lấy 2000-42-42-8=?/4 + 9 = kích thước chiều ngang cánh. Tương tự làm thế với khung 60. Nhớ + thêm hàn.
      Mình nghĩ bạn không nên làm 4 cánh mở âm dương, loại đó chỉ dùng cho xếp trượt thì chắc chắn hơn. Bạn nên làm bằng cây đố động, để tính bình thường. Vẫn bắt bản lề Đeo bình thường. Bản lề Đeo bắt xuyên cánh xuống cây đố động, tính bắt sao cho bản lề ăn vào sắt là ok. Cửa vừa đẹp, vừa kín khít ko hở như âm dương, và các góc cắt nhìn đúng 45 độ, có cây đố động cánh cũng ít dặt dẹo hơn.

  • mình muốn biết công thức tính cửa sổ 2 cánh trượt và 4 cánh trượt.mong được giúp ạh

Trả lời