B8. Những Giải Pháp Và Cách Khắc Phục Xệ Cánh Cửa Nhựa Lõi Thép

Cửa nhựa lõi thép bị xệ cánh là tình trạng khó tránh khỏi ở những cửa có kích thước lớn.

Bị xệ cánh là nhược điểm lớn nhất của sản phẩm cửa nhựa lõi thép. Điều này đã làm đau đầu rất nhiều công ty sản xuất lớn nhỏ trong nước. Ngoài ra còn làm ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng. Tuy là khó tránh khỏi nhưng không phải là không có biện pháp khắc phục. Đã có rất nhiều biện pháp được đưa ra nhưng đa số số đều không thành công và trị được dứt điểm. Và biện pháp gần đây nhất được chia sẻ bởi công ty Namwindows, cũng rất khả quan và có thể là giải pháp tốt nhất chống xệ ở thời điểm hiện tại.

Cửa Nhựa Lõi Thép Xệ Cánh Gây Nhiều Phiền Toái Cho Người Sử Dụng
Cửa Nhựa Lõi Thép Xệ Cánh Gây Nhiều Phiền Toái Cho Người Sử Dụng

Những tác hại khi cửa nhựa lõi thép bị xệ cánh

  • Đối với các anh em đồng nghiệp hay công ty, đơn vị thi công thì tốn nhiều chi phí, mất thời gian cho việc chỉnh sửa chống xệ, mất uy tín với khách hàng.
  • Đối với người xử dụng thì phiền hà, khó chịu, phụ kiện nhanh hư hỏng, cửa không còn đảm bảo an toàn chống trộm.
  • Tác hại chung là cửa nhựa lõi thép bị đánh giá thấp về chất lượng.

Tuy mình không phải là kỹ thuật giỏi, những sau thời gian làm và kết hợp từ nhiều nguồn kinh nghiệm đã chia sẽ. Minh xin gửi đến các bạn những giải pháp ban đầu khi làm cửa, và cách khắc phục xệ cánh ở cửa nhựa lõi thép đã xảy ra. Bài viết này ngoài mục đích chia sẻ cách chống xệ thì còn lưu ý đến các bạn sử dụng một vài điểm cần chú ý để tránh trước khi thi công. Để sản phẩm cửa nhựa lõi thép ngày một hoàn thiện hơn và là một sản phẩm đáng để sử dụng. Để khắc phục thì chúng ta cần biết rõ nguyên nhân xảy ra tình trạng xệ cửa nhựa uPVC.

Kích thước cửa cũng ảnh hưởng đến việc xệ cánh ở cửa nhựa uPVC
Kích thước cửa cũng ảnh hưởng đến việc xệ cánh ở cửa nhựa uPVC

Nguyên nhân cửa nhựa lõi thép bị xệ cánh

  • Đầu tiên đó là do sự đàn hồi của nhựa uPVC. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xệ cánh ở cửa nhựa lõi thép. Các thanh đứng và thanh ngang của cánh cửa được liên kết hàn nhiệt. Không giống như kim loại có độ cứng và giằng chắc, còn nhựa uPVC rất dễ bị kéo xuống và bị xệ.
  • Kích thước cửa quá lớn là nguyên nhân làm cửa bị xệ thứ 2. Đặc biệt là cửa 4 cánh và những cửa đi có kích thước cánh lớn hơn 1000mm, cửa sổ mở cánh lớn hơn 700mm.
  • Kế đến là lõi thép quá mỏng hay không được cố định chắc chắn với thanh nhựa. Điều này cũng là một nguyên nhân làm xệ cánh cửa, tuy không nhiều những mối thứ 1 ít thì rất nhiều.
  • Phụ kiện cửa không chắc chắn, đặc biệt là bản lề. Bản lề không bám chắc và cố định được vào khung hay cánh cửa mà có độ chuyển dịch. Ở điểm này thường xảy ra ở những loại bản lề đểu, bản lề chịu lực kém, bản lề có kết cấu đơn giản. À mà mình nói thêm là không có bản lề nào có khả năng chống xệ ở cửa nhé, chỉ làm giảm thôi, mà chỉ giảm ở bản lề thôi nhé các bạn.
  • Lắp đặt không chính xác và thợ lắp đặt kinh nghiệm xử lý các trường hợp bị yếu. Đây là một trong những nguyên nhân làm xệ cánh nặng nề đứng thứ 3 sau sự đàn hồi, và cửa lớn. Ví dụ như cửa mở ra ngoài, tường phần đầu trên cũng đổ ra ngoài. Lắp đặt khung cửa theo tường thì đương nhiên cửa cũng bị chúi ra ngoài. Cửa mở ra cộng thêm bị chúi đầu thì cửa không cần xệ mà người lắp đặt đã làm cho xệ.
  • Tường không chắc chắn hay khung cửa không bám chắc cố định vào tường. Khung cửa không chắc chắn mà bị lung lay thì khi cửa mở ra thì sức kéo từ trọng lượng của cửa cũng làm khung bao đu theo. Và tất nhiên là cũng bị xệ, tùy theo khoảng cách cánh với nền nhiều hay ít thì mới thấy rõ ràng.

Đó chính là một số nguyên nhân chính làm cửa nhựa lõi thép bị xệ cánh. Và bây giờ mình sẽ đưa ra các giải pháp chống xệ và khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên chỉ một số trường hợp, còn đối với tường kém, và thợ tay nghề yếu, hay sử dụng bản lề đểu, lõi thép mỏng thì mình cũng bó tay.

Biện pháp sử dụng hay thay thế nhằm chống xệ cửa nhựa lõi thép
Biện pháp sử dụng keo hay thay thế bản lề nhằm chống xệ cửa nhựa lõi thép

Các giải pháp chống xệ ở cửa nhựa lõi thép khi thi công.

  • Sử dụng lõi thép dày và xuyên suốt thanh cánh đặc biệt là những thanh bắt bản lề, vì đây là thanh cố định nên càng cố định chắc chắn càng tốt. Nên bắn vít lõi thép nhiều hơn một tý, nếu có điều kiện thì có thể tăng cường thêm lõi thép hộp dày hoặc là thanh gỗ.
  • Tăng cường ke góc liên kết bên trong của các lõi thép với nhau. Đặc biệt là những cửa đi 4 cánh mở ra vào và những cửa có kích thước cánh lớn.
  • Sử dụng các loại bản lề có chịu lực tốt, chất liệu tốt và có nhiều vít liên kết với cánh cửa, khung bao càng tốt. Điều này tránh bản lề bị xê xịch và tăng sự cố định cho thanh cánh bắt bản lề.
  • Dùng kính cố độ dày 8ly trở lên, kính càng dày thì đồng nghĩa độ vẩy của đầu cánh cửa thấp lại.
  • Sử dụng nêm kính để tránh kính bị chạy trượt bên trong. Dùng thanh cánh bắt bản lề làm thanh cố định để 2 thanh ngang và thanh đứng kia đi theo.
  • Sử dụng keo silicon hay những loại keo khác nhằm cố định kính vào các thanh cánh. Đặc biệt là ở thanh cánh bản lề càng chắc chắn càng tốt. Nếu kính dính ở thanh cánh bản lề chắc chắn không dịch chuyển thì những thanh ngang hay thanh đúng còn lại cũng phải ăn theo. Đây là phương pháp làm giảm sự đàn hồi, co giãn của nhựa. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý khi dùng phương pháp này. Đó chính là phải kê chân cánh cửa lên, kê sao cho đều và đẹp thì cái đó do các bạn tự căn. Việc kê chân cánh cửa này phải giữ nguyên tối thiểu ít nhất là một ngày, càng lâu càng tốt. Nên sử dụng loại silicon hay loại keo nhanh khô, có độ bám dính tốt.
  • Ở công đoạn xây dựng nên sử dụng gạch thẻ nơi gắn cửa hoặc quay ngang viên gạch. Nếu có thể đổ bêtông luôn thì càng tốt, tránh các trường hợp quay lỗ gạch ra nơi gắn cửa.
  • Kích thước cửa không nên quá lớn, đối với cửa chính 4 cánh nên giới hạn mức tối đa là 3.2m thì sẽ có độ bền tốt hơn. Đối với những cửa kích thước lơn hơn, vẫn có khả năng chống nhưng về lâu dài vẫn sẽ bị xệ.
Không nên quay lỗ gạch vào cạnh cửa khi làm cửa nhựa lõi thép
Không nên quay lỗ gạch vào cạnh cửa khi làm cửa nhựa lõi thép

Cách khắc phục cửa nhựa lõi thép đã bị xệ cánh xảy ra

Ở những cách khắc phục này sẽ khó hơn phần chống, do không biết cửa được làm như thế nào, lõi thép dày bao nhiêu. Chính vì thế yếu tố hên xui rất lớn, nhất là những cửa 4 cánh. Sau đây là những cách khắc phục tình trạng xệ cánh đã xảy ra.

  • Chỉnh bản lề đây là phương án tạm thời và không mãi mãi. Hoặc chỉ ứng dụng vào những cửa nhỏ, cửa bị nhẹ. Cách này đơn giản và không bền lâu.
  • Thay thế bản lề yếu, nếu kiểm tra thấy bản lề có độ chịu lực thấp thì nên thay thế. Ở cửa 4 cánh thì 2 hàng bản lề của cánh trong cùng cần chú ý nhất.
  • Bắn lại bản lề, phương án này dùng cho cửa đã chỉnh bản lề quá nhiều lần, hết cốt không chỉnh được nữa.
  • Nêm lại kính cũng là phương án nhanh, những cũng mất thời gian và không thể dứt điểm.
  • Bơm keo silicon như ở cách chống và cũng làm tương tự như thế. Tuy nhiên phương án này sẽ dứt điểm nếu cửa đạt được các yếu tố lõi thép dày, tường chắc, bản lề đảm bảo và lắp đặt chính xác.

Đó là cách khắc phục xệ cánh ở cửa nhựa lõi thép đã xảy ra đối với cửa đã thi công và đã sử dụng. Những cách này có tốt hay không thì phụ thuộc vào bộ cửa rất nhiều. Tuy nhiên áp dụng hết tất cả các cách trên thì bộ cửa cũng tăng thêm phần cứng cáp và tình trạng xệ cánh cũng được kéo dài hơn. Có nghĩa là bị xệ cánh sẽ diễn ra lâu hơn.

Và đó là những gì mình muốn chia sẻ đến các bạn nhằm làm giảm tình trạng xệ cánh ở cửa nhựa lõi thép. Còn để không xảy ra thì chỉ một cách duy nhất đó chính là không làm cửa nhựa lõi thép. Nói chơi thế thôi chứ cửa nhựa lõi thép cũng khá là tốt, chủ yếu là do cạnh tranh, người sử dụng không tạo điều kiện... Nên mới xảy ra tình trạng xệ cánh rồi liên đới sang các lỗi khác.

Minh Nguyễn

Tư vấn - Lắp đặt khóa điện tử. Phụ kiện cửa nhôm cao cấp Mono Bogo Draho hardware.

Comments are closed.